Thầy giáo làng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thầy giáo làng

Diễn đàn của thầy giáo Đoàn Ngọc Khánh
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tên: thầy giáo làng
Số Bài Post :129 Số bài - 65%
Tên: hoanganh
Số Bài Post :39 Số bài - 20%
Tên: dnk2011
Số Bài Post :18 Số bài - 9%
Tên: Old
Số Bài Post :7 Số bài - 4%
Tên: cogiaolang
Số Bài Post :4 Số bài - 2%
Tên: Admin
Số Bài Post :3 Số bài - 2%
Các bài gửi mới nhất Reload
Thủ ảnh tràn lề
Đang tải dữ Liệu
Old
Old
Old
Old
Old
Old
cogiaolang
hoanganh
Tình nghĩa trong ca dao
Đang tải dữ Liệu
hoanganh

Share
 

 THUẬT HOÀI CỦA PHẠM NGŨ LÃO VÀ TƯ THẾ VĂN HÓA CỦA THỜI ĐẠI ĐÔNG A

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
thầy giáo làng

thầy giáo làng

Tổng số bài gửi : 129
Join date : 21/11/2011

THUẬT HOÀI CỦA PHẠM NGŨ LÃO  VÀ TƯ THẾ  VĂN HÓA CỦA THỜI ĐẠI ĐÔNG A Empty
Bài gửiTiêu đề: THUẬT HOÀI CỦA PHẠM NGŨ LÃO VÀ TƯ THẾ VĂN HÓA CỦA THỜI ĐẠI ĐÔNG A   THUẬT HOÀI CỦA PHẠM NGŨ LÃO  VÀ TƯ THẾ  VĂN HÓA CỦA THỜI ĐẠI ĐÔNG A I_icon_minitimeMon Nov 21, 2011 11:01 pm


1.Lịch sử văn học cổ kim đông tây thấy có qui luật này: có những người suốt đời nhai văn, nhá chữ, lao tâm khổ tứ tìm câu hay, từ lạ, chữ khéo, ý tứ tân kì... mà tác phẩm của họ vẫn không được lưu truyền rộng rãi, thậm chí người đời không biết đến; lại có những người cả đời không bao giờ nhận mình là văn nhân thi sĩ, chỉ làm một vài bài, nhưng lạ thay chúng lại có sức sống lâu bền. Vì sao vậy ? Bởi vì: người đọc chân chính xưa nay bao giờ cũng muốn tìm thấy trong văn chương lời giải đáp cho những vấn đề cốt thiết với cuộc đời của họ, giúp họ sống nhân đạo, nhân bản, nhân văn hơn Văn chương phải qua những điều của một thời mà nói được những điều của mọi thời. Văn chương không phải là thứ để tôn tụng tung hô những giá trị ảo, không phải là thứ viết ra để trả lời những câu hỏi đã có đáp án trước, không phải là phương tiện để người làm ra nó kiếm danh thu lợi, không phải là thứ để những người tự vỗ ngực là văn nhân bưng tai bịt mắt trước những điều nhức nhối của đồng loại của thời cuộc...nhân loại chỉ cứu vớt những tác phẩm nào cứu vớt nhân loại. Thuật hoài (Tỏ lòng) của Quan nội hầu Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) là một thi phẩm xứng đáng được liệt vào hàng những danh tác lớn trong lịch sử văn học nước nhà, bởi nó thể hiện một bản lĩnh, một tư thế văn hóa cao đẹp của thời Trần, thời đại của hào khí Đông A. Và Phạm Ngũ Lão có một vị trí vững chãi, quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc, tuy sáng tác của ông đến nay chỉ còn hai bài thơ chữ Hán: Tỏ lòng và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.

2.Thi phẩm Thuật hoài có phiên âm Hán – Việt như sau:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

Dịch nghĩa:

Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng át sao Ngưu.
Thân Nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,
Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

Dịch thơ:

Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh át sao Ngưu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. (1)


Bài thơ được tuyển chọn chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông (lớp 10, trong sách giáo khoa Ngữ văn tập một của cả hai bộ sách cơ bản và nâng cao). Quả thật là những người làm chương trình và sách giáo khoa có cặp mắt xanh. Tuy nhiên, người viết bài này cảm thấy những bình giá về bài thơ của cả hai bộ sách, kể cả sách giáo viên đúng nhưng chưa đủ vì chỉ chú ý đến con người hiên ngang bất khuất, tư thế vô úy ở hai câu đầu, mà chưa chú ý đúng mức đến con người với tư thế tri úy, cúi đầu ở hai câu cuối. Trong phần kết quả cần đạt, sách Ngữ văn tập một (bộ cơ bản) viết:
-Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao: vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng.
-Thấy được nghệ thuật của bài thơ: ngắn gọn, đạt tới độ xúc tích cao.
-Bồi dưỡng nhân cách sống có lí tưởng, có ý chí, quyết tâm thực hiện lí tưởng.

Ở phần ghi nhớ viết: Tỏ lòng là bài thơ Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao, khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
Phần hướng dẫn học bài có câu hỏi 4 như sau: Phân tích ý nghĩa của nỗi “thẹn” trong câu thơ cuối.
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập một, bộ nâng cao viết trong phần kết quả cần đạt:
-Hiểu được lí tưởng cao cả và khí phách anh hùng của tác giả - một vị tướng giỏi đời Trần.
-Thấy được những hình ảnh có sức diễn đạt mạnh mẽ của bài thơ.

Phần hướng dẫn học bài cũng có câu hỏi 4 như sau: Hai câu thơ cuối nói lên lí tưởng, khát vọng gì của tác giả? Vũ hầu là ai? “Thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu” ở đây có nghĩa lí gì?. Vế thứ hai (Vũ hầu là ai?), thiết nghĩ không cần vì ngay ở chú thích (2) ngay dưới trang đó ( trang 154) đã có đáp án sẵn.
Thông thường một bài tứ tuyệt được chia theo kết cấu bốn phần (đề, thực, luận, kết), hoặc chia thành hai phần mỗi phần gồm hai câu. Căn cứ vào tình, ý, cảnh của thi phẩm này, ta dễ nhận thấy tự nó có thể chia làm hai phần. Hai câu đầu là tư thế vô úy (không sợ, theo ngôn ngữ nhà Phật) cũng có thể nói là tư thế ngẩng đầu hiên ngang bất khuất; hai câu cuối là tư thế tri úy (biết sợ) – tư thế cúi đầu. Vô úy là cách hành sử của những thiền sư, những cao tăng đã đốn ngộ được lẽ huyền diệu vô biên của Phật pháp. Còn cái vô úy và tri úy trong Thuật hoài phải chăng cũng là sự đốn ngộ được đạo lí, đạo đức yêu nước thương nòi của danh tướng họ Phạm khi đất nước đứng trước nguy cơ bị giặc ngoại xâm ? Hai tư thế trữ tình này hoàn chỉnh chân dung tinh thần tuyệt đẹp của nhân cách mang hào khí, hùng khí Đông A, âm dương, cương nhu hòa hợp tuyệt vời. Ở một đất nước từng chịu ách đô hộ ngàn năm của kẻ thù phương Bắc, và ngay trước đó dưới các triều đại phong kiến tập quyền tự chủ đầu tiên là Tiền Lê và Lí, ông cha ta cũng đã phải đương đầu với sự xâm lược của nhà Tống. Thái độ hiên ngang bất khuất, không sợ kẻ thù xâm lược hùng mạnh trong hai câu đầu của bài thơ là có thể dễ dàng lí giải. Đó là sự kế thừa truyền thống yêu nước chống xâm lược lâu đời của lịch sử dân tộc. Tư thế nhân vật trữ tình khổng lồ về tầm vóc, mang chiều kích vũ trụ quen thuộc trong cách thể hiện con người của văn chương trung đại với thi pháp và bút pháp đặc trưng. (Hữu thì trực thượng Cô Phong Đỉnh -Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư- Ngôn hoài (Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng, Một tiếng kêu vang lạnh cả trời - Không Lộ thiền sư. Thế sự du du nại lão hà ? Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.Thời lai đồ điếu thành công dị, Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.-Trí chủ hữu hoài phù địa trục, Tẩy binh vô lộ vàn thiên hà. Quốc thù vị báo đầu tiên bạch, Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.(Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào ? Trời đất mênh mông đắm trong cuộc rượu hát ca. Khi gặp thời, người làm nghề hàng thịt, kẻ câu cá cũng dễ thành công, Lúc lỡ vận, bậc anh hùng đành phải nuốt hận nhiều. Giúp chúa, những muốn xoay trục đất lại, Rửa vũ khí không có lối kéo tuột sông Ngân xuống. Thù nước chưa trả được mà mái tóc đã bạc sớm, Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng)- Cảm hoài- Đặng Dung (? – 1414)... Cố nhiên tư thế trữ tình của ba vị trong ba bài thơ cũng có những nét khác nhau. Ở Ngôn hoài là cốt cách của một thiền sư đã đắc đạo đang tâm truyền cho vị thị giả trước khi tịch diệt; ở Cảm hoài là cốt cách của một anh hùng hào kiệt khi mạt vận; còn ở Thuật hoài thì đích thị là cốt cách của một trang nam nhi, một đại trượng phu mang hào khí hùng khí Đông A, dấu ấn của thời đại ba lần chiến thắng kẻ thù xâm lược Mông Nguyên, thế lực xâm lược hùng mạnh nhất thời đại, từng tung vó ngựa hung tàn khắp Á - Âu:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.

Cầm ngang ngọn giáo giữ gìn non sông đã mấy thu,
Ba quân như hổ báo thế mạnh át sao Ngưu.)


Hai chữ hoành sóc chỉ có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo chứ không phải như câu thơ dịch: Múa giáo. Hình ảnh nghiêng về tả thực này đặt cạnh không gian giang sơn và thời gian kháp kỉ thu khiến hình ảnh tráng sĩ có tầm vóc khổng lồ ngang tầm trời đất, cộng hưởng với hình ảnh ấy là hình ảnh Tam quân tì hổ khí thôn ngưu (tôi thiên về cách hiểu : Ba quân hùng khí át sao Ngưu, bởi trong mạch thơ cái hùng khí, hào khí và cả nộ khí xung thiên trước kẻ thù) tạo nên tư thế của cả vị dũng tướng và quân đội hiên ngang bất khuất, không sợ giặc mạnh hung tàn. Và điều quan trọng hơn là dường như trong hai câu thơ còn vang vọng lời thề quyết tâm Sát Thát của toàn dân tộc trong hội nghị Diên Hồng, vang vọng lời Thái sư Trần Thủ Độ trả lời Trần Thái Tông khi Nguyên Mông xâm lược Đại Việt lần thứ nhất: Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ yên lòng, lời Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trả lời vua Trần trong cuộc chiến lần hai: Nếu bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu tôi đi đã, hay lời Trần Bình Trọng trước khi bị kẻ thù sát hại: Ta thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc, hay hành động Trần Quốc Toản tự lập đội quân với Lá cờ thêu sáu chữ vàng: Phá cường địch báo hoàng ân... Ta nghe trong câu thơ dường như còn có cả sự đồng vọng ý thơ, khí thơ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải trong bài Tụng giá hoàn kinh sư: Đoạt sóc Chương Dương độ, Cầm Hồ Hàm Tử quan... Phải có sức mạnh, thế và lực như thế nào, mới có thể tước (đoạt) vũ khí của kẻ thù, mới có thể bắt sống (cầm) kẻ thù..Điều này chính người phương Bắc cũng phải thừa nhận. Hãy đọc lại một đoạn bình luận về chiến thắng quân Mông Nguyên của quân dân đời Trần do một một học giả Trung Quốc đời Minh đưa ra:

Trấn Nam Vương Thoát Hoan tiến binh,vua An Nam – Trần Nhật Huyên (chỉ Trần Thánh Tông) đem quân chống lại,quân Thoát Hoan tuy có ngựa mạnh, rong ruổi nhanh như chớp đánh thành phá ấp, nhưng giữa đường quay giáo lui, quân lính tan nát. Trong chốn cửa quân kia, Toa Đô, Lí Hằng đồng thời tử chiến... Thoát Hoan xuất quân lần nữa, Nhật Huyên chạy đi để rồi đón lúc về, đánh lúc mệt, quân Nguyên lại thất bại. Đó là vì quân kia tránh cái thế hăng hái lúc ban mai, đánh khi tàn lụi lúc buổi chiều, giấu mình nơi biển khơi, phục quân chốn ải hiểm, quân Nguyên tuy hùng hổ kéo đến chưa từng thấy được một trận. Có thể nói là Nhật Huyên có tài dùng binh vậy. ( Trương Phổ - Nguyên sử kỉ sự bản mạt)

Đó là tư thế, khí thế cần phải có khi vận nước lâm nguy. Trước kẻ thù hung bạo cả dân tộc đồng lòng không nao núng, từ vua quan cho tới thứ dân quyết tâm tiêu diệt kẻ thù chung, với ý chí vững như bàn thạch. Đó là truyền thống đạo lí, đạo đức cao nhất của dân tộc ta. Trong cuộc sống hàng ngày, người Việt ta, và nhiều dân tộc khác cũng mắc phải tật này: thường khi hơi thái quá, muốn đề cao cái này lại hạ thấp cái kia.Chứng tích còn ghi lại trong cao dao, tục ngữ. Khi đề cao ông thầy thì : Không thầy đố mày làm nên, khi cần đề cao vai trò của bạn thì: Thua thầy một vạn, không bằng thua bạn một li, khi đề cao tình máu mủ ruột rà thì: Một giọt máu đào hơn ao nước lã, khi lại hạ thấp: Người dưng có ngãi ta đãi người dưng, Anh em bất ngãi ta đừng anh em. Người Trung Quốc thì: Tại đức bất tại hiểm (Giả Nghị)...Nhưng trong bài thơ này, Phạm Ngũ Lão đã vượt lên trên cái lẽ phải thông thường mà con người nhiều thời, nhiều khi, nhiều lúc mắc phải.

Hãy nghe âm hưởng giọng điệu của hai câu cuối ngân vang:

Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

(Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.)


Hai câu đầu đầy hùng khí hào khí, đến hai câu cuối giọng điệu, âm hưởng trầm xuống, lắng đọng. Đây dường như là cách thể hiện đắc địa vẻ đẹp của tư thế cúi đầu vô úy. Hãy thử suy ngẫm kĩ càng một chút xem. Con người trước bất cứ cái gì cũng vô úy có phải là con người đích thực không ? Con người không biết sợ gì, không biết cúi đầu trước bất cứ điều gì, hoặc là loài quỉ Dạ xoa, hoặc là loại tham lam tàn độc đã mất hết nhân tính, hoặc là loại cực ngu dốt, cực mông muội, hoặc là gỗ đá cực điên và cực ngu si, cực đần độn, (Điếc không sợ súng). Cũng có hạng người trước cường quyền bạo ngược, trước thế lực của tiền bạc phi nghĩa thì sợ hãi, hèn hạ cúi đầu, nhưng trước những gì là Tâm, là Tài, trước những gì là Chân -Thiện – Mĩ, những gì kết tinh cao nhất của vẻ đẹp Người thì coi thường, đố kị, ghen tức, thậm chí chà đạp, hãm hại...Phạm Ngũ Lão lại biết cúi đầu trước Vũ hầu Gia Cát Lượng, biểu tượng của tài trí và lòng trung thành trong lịch sử, văn hóa văn học cổ trung đại phương Đông. (Ngày nay nhân vật lịch sử này cần phải được xem xét lại, đánh giá lại, bởi xét cho cùng, đây chỉ là một nhà mưu lược được thần thánh hóa của dòng họ Lưu trong cuộc chiến tranh nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn của nội bộ người Hán thời Tam Quốc mà thôi. Đây là một hạn chế thời đại mà ta không thể trách cứ tướng quân họ Phạm, người sống cách ngày nay 690 năm). Đây chính là cách hành xử mà người xưa đề cao và gọi là liên tài biệt nhãn. Có cái thẹn khiến tư cách con người trở nên lớn lao hơn, tốt đẹp hơn. Đó là cái thẹn của Phạm Ngũ Lão trước Khổng Minh, trước cổ nhân. Cái thẹn này hoàn chỉnh vẻ đẹp của một nhân cách văn hóa lớn thời Trần. Cách hành xử đầy tinh thần nhân văn này còn thấy trong câu thơ Cao Bá Quát: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Cả đời chỉ biết cúi đầu bái lạy hoa mai), trong câu thơ Nguyễn Khuyến: Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào, hay: Ơn vua chưa chút đáp đền – Cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời, rồi Sách vở ích gì cho buổi ấy –Áo khăn lại nghĩ thẹn thân già trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân cũng có chi tiết Quản ngục cúi đầu, khúm núm bái lậy Huấn Cao với câu nói: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh.

3. Đây là cách hành sử mà ngày nay cực kì cần thiết với chúng ta, những hậu duệ của Phạm Ngũ Lão.
BÙI NGỌC MINH

Về Đầu Trang Go down
 

THUẬT HOÀI CỦA PHẠM NGŨ LÃO VÀ TƯ THẾ VĂN HÓA CỦA THỜI ĐẠI ĐÔNG A

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết liên quan


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thầy giáo làng :: Bài học :: Lớp 10 :: Thuật hòai - Phạm Ngũ Lão-
free counters
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất