Thầy giáo làng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thầy giáo làng

Diễn đàn của thầy giáo Đoàn Ngọc Khánh
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tên: thầy giáo làng
Số Bài Post :129 Số bài - 65%
Tên: hoanganh
Số Bài Post :39 Số bài - 20%
Tên: dnk2011
Số Bài Post :18 Số bài - 9%
Tên: Old
Số Bài Post :7 Số bài - 4%
Tên: cogiaolang
Số Bài Post :4 Số bài - 2%
Tên: Admin
Số Bài Post :3 Số bài - 2%
Các bài gửi mới nhất Reload
Thủ ảnh tràn lề
Đang tải dữ Liệu
Old
Old
Old
Old
Old
Old
cogiaolang
hoanganh
Tình nghĩa trong ca dao
Đang tải dữ Liệu
hoanganh

Share
 

 Tiểu sử Nguyễn Du

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
thầy giáo làng

thầy giáo làng

Tổng số bài gửi : 129
Join date : 21/11/2011

Tiểu sử Nguyễn Du Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiểu sử Nguyễn Du   Tiểu sử Nguyễn Du I_icon_minitimeThu Nov 24, 2011 9:30 pm


Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (ngày 3 tháng 1 năm 1766). Quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng ông ra đời ở Thăng Long, trong một gia đình đại qúy tộc, nhiều đời làm quan và có nhiều người sáng tác văn học.

Cha ông là Nguyễn Nghiễm, từng giữ chức Tể tướng triều Lệ Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm. Bà xuất thân trong một gia đình bình thường, giỏi việc hát xướng và trẻ hơn chồng 32 tuổị

Từ lúc ra đời cho đến năm 10 tuổi, Nguyễn Du sống hết sức sung túc. Đến năm 10 tuổi, cha mất; hai năm sau mẹ mất. Bốn anh em cùng mẹ với Nguyễn Du chưa ai đến tuổi trưởng thành, phải đến sống nhờ ở nhà người anh cả cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản, lớn hơn Nguyễn Du 32 tuổi, bấy giờ đang làm quan to trong triềụ Nhưng nhà Nguyễn Khản cũng không yên, Nguyễn Khãn bị kiêu binh, ghét nên khi ông được chúa Trịnh cử làm Tham tụng thì họ kéo đến phá tan nhà của ông và toan giết chết ông. Nguyễn Khãn bỏ chạy lên Sơn Tây rồi chạy về Hà Tĩnh. Thời gian này Nguyễn Du còn nhỏ tuổi vẫn tiếp tục đi học. Năm 1783, 18 tuổi Nguyễn Du đi thi hương đậu tam trườ`ng, sau đó không rõ vì lẽ gì không thấy ông học lên nữa, mà đi nhận một chức quan võ ở Thái Nguyễn, kế chân người cha nuôi của ông vừa mới từ trần.

Khoảng 30 năm cuối thế kỷ XVIII đất nước ta hết sức rối ren, triều đình Lê - Trịnh có nguy cơ sụp đổ, nên Lê Chiêu Thống cử người sang cầu cứu nhà Thanh. Nhà Thanh nhân cơ hội ấy đem quân sang xâm chiếm nước tạ Năm 1789, Nguyễn Huệ trong Nam kéo quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh. Lê Chiêu Thống cùng một số quan lại triều đình bỏ nước chạy theo quân xâm lược sang Trung Quốc. Ba anh em cùng mẹ với Nguyễn Du chạy theo Lê Chiêu Thống không kịp. Nguyễn Du bỏ về quê vợ ở Thái Bình, ông vẫn nơm nớp lo sợ bị nhà Tây Sơn trả thù, nên sống trốn tránh. Sau đó ông bỏ về Tiên Điền sống một thời gian dài cho đến năm 1802, Gia Long lật đổ nhà Tây Sơn. Suốt thời gian ở Thái Bình cũng như khi về Hà Tĩnh, Nguyễn Du sống long đong, vất vả. Nhiều lần ông phải ăn ở nhờ nhà người khác, có lúc ốm không có thuốc uống. Tập thơ chữ Hán Thanh Hiên thi tập (Thanh Hiên là hiệu của Nguyễn Du) được Nguyễn Du viết chủ yếu trong những năm tháng nàỵ

Tháng 8 năm 1802, Gia Long có chiếu bổ nhiệm Nguyễn Du làm Tri huyện Phù Dung rồi thăng Tri phủ Thường Tín. Nguyễn Du không muốn ra làm quan, nhưng nhiều lần triều đình mời gọi, bất đắc dĩ phải rạ Sau khi làm Tri phủ Thường Tín, ông được cử lên cửa Nam Quan tiếp sứ thần Trung Quốc, lúc về được điều vào Phú Xuân, sau đó được cử làm Cai bạ tỉnh Quảng Bình. Đây là giai đoạn ông viết tập thơ Nam trung tạp ngâm (Nam trung là chỉ miền Nam). Truyện Kiều của ông cũng có thể được viết trong thời gian nàỵ

Năm 1813, Nguyễn Du được thăng chức Học sĩ điện Cần chánh và được cử làm Chánh sứ, cầm đầu một phái đoàn của ta đi Trung Quốc. Trong thời gian đi sứ, Nguyễn Du đã viết tập Bắc hành tạp lục (bác hành là đi lên phía bắc, nói chuyện đi sứ Trung Quốc). Đây là tập thơ chữ Hán xuất sắc nhất của ông. Sau khi về nước, Nguyễn Du được thăng làm Tham tri bộ Lễ. Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, định cử Nguyễn Du làm Chánh sứ đi Trung Quốc lần nữa, nhưng chưa kịp đi thì ông mất đột ngột ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18/9/1820) trong một trận dịch rất lớn. Những năm làm quan cho triều Nguyễn, Nguyễn Du thường ốm đau, bệnh tật; cuộc sống có nhiều khó khăn. Giai đoạn cuối đời hình như ông ít sáng tác. Ngoài bài Văn chiêu hồn (còn có tên Văn tế thập loại chúng sinh) là một bài thơ dài chữ Nôm viết bằng thể song thất lục bát, không thấy ông có tác phẩm nào để lạị

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc. Có thể nói toàn bộ tác phẩm của ông, chữ Hán cũng như chữ Nôm, chan chứa một tình yêu thương bao la đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ. Không phải chỉ trong Truyện Kiều, mà trong Thơ chữ Hán và trong Văn chiêu hồn của ông, tình thương ấy cũng tràn ngập. Trong thơ chữ Hán của ông, những bài vào loại hay nhất là những bài ông viết về những con người bất hạnh như Thái Bình mại ca giả (Người hát rong ở thành Thái Bình) viết về một ông già mù đi hát rong để kiếm ăn; Hà Nam đạo trung khốc thử (Nắng dữ trên đường đi ở Hà Nam) viết về một ông già khác kéo xe giữa một buổi trưa trời nắng gắt; Sở kiến hành (Bài hành về những điều trông thấy) viết về bốn mẹ con một người đi ăn xin sắp chết đói; Trở binh hành (Bài hành về việc binh đao làm nghẽn đường) viết về những người nông dân chết đói ở Hà Nam... Đặc biệt những bài Long Thành cầm giả ca (Bài ca người gảy đàn ở Long Thành), Điếu La Thành ca giả (Viếng người ca nữ đất La Thành), Độc Tiểu Thanh kí (Đọc tập Tiểu Thanh kí)... ông viết về những người phụ nữ bất hạnh hết sức xúc động trong Văn chiêu hồn, những câu thơ hay nhất của ông cũng là những câu viết về cô gái làm nghề mại dâm, về người buôn thúng bán gánh, về trẻ em, về người đi ăn xin... Nguyễn Du tha thiết mong cho con người được sống hạnh phúc, được tôn trọng, và ông cực lực tố cáo tất cả những gì là bất công, ngang trái chà đạp con ngườị Về phương diện nghệ thuật, với Truyện Kiều, Nguyễn Du xứng đáng là một bậc thầy của ngôn ngữ văn học dân tộc. Nguyễn Du đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc và cùng với nó ông đã nâng thể loại truyện thơ lục bát lên một đỉnh cao chói lọị Năm 1965, Hội đồng hòa bình thế giới quyết định kỷ niệm 200 năm năm sinh của nhà thơ trên toàn thế giớị Đó là một biểu hiện sự xác nhận công lao đóng góp của nhà thơ cho dân tộc và nhân loạị

Về Đầu Trang Go down
 

Tiểu sử Nguyễn Du

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết liên quan


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thầy giáo làng :: Bài học :: Lớp 10 :: Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du-
free counters
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất