Thầy giáo làng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thầy giáo làng

Diễn đàn của thầy giáo Đoàn Ngọc Khánh
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tên: thầy giáo làng
Số Bài Post :129 Số bài - 65%
Tên: hoanganh
Số Bài Post :39 Số bài - 20%
Tên: dnk2011
Số Bài Post :18 Số bài - 9%
Tên: Old
Số Bài Post :7 Số bài - 4%
Tên: cogiaolang
Số Bài Post :4 Số bài - 2%
Tên: Admin
Số Bài Post :3 Số bài - 2%
Các bài gửi mới nhất Reload
Thủ ảnh tràn lề
Đang tải dữ Liệu
Old
Old
Old
Old
Old
Old
cogiaolang
hoanganh
Tình nghĩa trong ca dao
Đang tải dữ Liệu
hoanganh

Share
 

 BA-SÔ và THƠ HAI-CƯ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
thầy giáo làng

thầy giáo làng

Tổng số bài gửi : 129
Join date : 21/11/2011

BA-SÔ và THƠ HAI-CƯ Empty
Bài gửiTiêu đề: BA-SÔ và THƠ HAI-CƯ   BA-SÔ và THƠ HAI-CƯ I_icon_minitimeSun Dec 04, 2011 7:53 pm


Thơ hai-cư là một trong những niềm tự hào của nền văn hoá Nhật Bản. Kết tinh những tinh hoa của văn hoá, văn học phương Đông và tinh thần Thiền tông, thơ hai-cư có một vẻ riêng rất độc đáo, đó là tính hàm súc và chiều sâu tư tưởng nhân sinh. Thơ hai-cư thanh thoát, sâu sắc và tinh tế. Thơ hai-cư thường ngắn (khoảng 17 âm tiết), mỗi bài có một tứ thơ nhất định, ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định, để từ đó khơi gợi lên một xúc cảm hay suy tư sâu sắc nào đó.


Ma-su-ô Ba-sô (1644 1694) là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Nhật Bản, người đã đưa thơ hai-cư lên trình độ tinh luyện về nghệ thuật và sâu sắc về giá trị nhân sinh. Ba-sô sinh ra ở I-ga trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. Ông từng đi nhiều nơi trên khắp nước Nhật để học tập và để sáng tác. Tác phẩm của Ba-sô thể hiện tình yêu thương sâu sắc đối với con người. Tác phẩm tiêu biểu : Ngày đông (1684), Đoản văn trong đãy (1688), Nẻo đường Đông Bắc (1689), Áo tơi cho khỉ (1691), Bao đựng than (1694),…

Những nét vẽ trong trẻo bởi ngôn từ hàm súc ghi lại những biến động tinh tế của vạn vật và những rung động thiêng liêng của tâm hồn nghệ sĩ đã tạo nên những bài thơ hai-cư xinh xắn, duyên dáng và sâu sắc. Đằng sau những bức tranh thuỷ mặc với những nét chấm phá, những hình ảnh rất đỗi bình dị của cuộc sống đời thường là những tư tưởng nhân sinh sâu sắc.

Nếu người phương Tây ưa hành động, thích hướng ngoại thì người phương Đông lại thích lắng mình trong những suy tư. Triết học phương Tây thiên về lí giải xã hội, tự nhiên bằng tư duy, người phương Đông khi lí giải xã hội lại thiên về đời sống tâm linh. Cái thâm trầm kín đáo của người phương Đông cùng với tư tưởng "thiên nhân hợp nhất", "vạn vật hữu linh" đã thể hiện rất rõ trong thơ hai-cư. Mỗi bài thơ hai-cư là kết quả của những giây phút thăng hoa của tâm hồn người nghệ sĩ phương Đông vốn rất nhạy cảm và có sự tương giao đặc biệt với thiên nhiên.

Luôn "lắng nghe tiếng đời lăn náo nức", các nhà thơ hai-cư với "tai mở rộng và lòng sôi rạo rực" đã ghi lại những giây phút hiếm hoi khi con người và vạn vật giao hoà bằng khả năng ngôn ngữ trác việt của mình. Mỗi con người là một vũ trụ nhỏ bé nhưng vô cùng phức tạp với những trạng thái tình cảm và tâm trạng rất khác nhau. Đọc những bài hai-cư rất ngắn của Ba-sô, người đọc có thể gặp ở đó rất nhiều trạng thái tình cảm của mình, tình cảm với quê hương, với mẹ, với đồng loại và với cả thiên nhiên, cuộc đời.

Về Đầu Trang Go down
 

BA-SÔ và THƠ HAI-CƯ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thầy giáo làng :: Bài học :: Lớp 10 :: Đọc thêm: thơ Hai-kư của Ba-sô-
free counters
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất