Thầy giáo làng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thầy giáo làng

Diễn đàn của thầy giáo Đoàn Ngọc Khánh
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tên: thầy giáo làng
Số Bài Post :129 Số bài - 65%
Tên: hoanganh
Số Bài Post :39 Số bài - 20%
Tên: dnk2011
Số Bài Post :18 Số bài - 9%
Tên: Old
Số Bài Post :7 Số bài - 4%
Tên: cogiaolang
Số Bài Post :4 Số bài - 2%
Tên: Admin
Số Bài Post :3 Số bài - 2%
Các bài gửi mới nhất Reload
Thủ ảnh tràn lề
Đang tải dữ Liệu
Old
Old
Old
Old
Old
Old
cogiaolang
hoanganh
Tình nghĩa trong ca dao
Đang tải dữ Liệu
hoanganh

Share
 

 Uy-li-am Sếch-xpia

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
thầy giáo làng

thầy giáo làng

Tổng số bài gửi : 129
Join date : 21/11/2011

Uy-li-am Sếch-xpia  Empty
Bài gửiTiêu đề: Uy-li-am Sếch-xpia    Uy-li-am Sếch-xpia  I_icon_minitimeMon Nov 28, 2011 10:19 pm



Uy-li-am Sếch-xpia (1564  1616) là nhà soạn kịch Anh nổi tiếng cuối thời đại Phục hưng ở Tây Âu. Quê ông là thị trấn Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn, miền tây nam nước Anh. Cha ông là một thương gia. Sếch-xpia sớm phải vất vả kiếm sống. Từ một chân giữ ngựa ở rạp hát đến người nhắc vở rồi diễn viên và cuối cùng trở thành nhà viết kịch nổi tiếng.

Sếch-xpia để lại 37 vở kịch bao gồm cả ba thể loại : kịch lịch sử (Vua Hen-ri VI, Vua Giôn,...) ; hài kịch (Chàng thương gia thành Vơ-ni-dơ, Đêm thứ mười hai,...) ; bi kịch (Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Vua Lia, Hăm-let,...). Ông còn viết truyện thơ và làm thơ.


Uy-li-am Sếch-xpia là tác gia tiêu biểu của nền văn học châu Âu thời kì Phục hưng. Sống vào giai đoạn quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản, ông đã nhanh nhạy nắm bắt được hơi thở, mạch đập của thời đại và đưa vào tác phẩm của mình. Và sự nghiệp sáng tác của Sếch-xpia là sự phản ánh và phê phán cả hai chế độ đó. Chế độ tư bản với những quan hệ “trả tiền ngay” rất tàn nhẫn của giai cấp tư sản buổi ban đầu đã được khái quát và điển hình hoá ở hình tượng tên lái buôn Do Thái Sai-lốc trong vở Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ và ở số phận vua Lia trong vở Vua Lia. Sự tàn bạo, lạc hậu, hủ lậu đầy thành kiến của chế độ phong kiến già nua đã được phơi bày trong một loạt bi kịch của ông như Mác-bét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Ô-ten-lô… Sếch-xpia luôn lên tiếng ngợi ca con người và đòi quyền sống, quyền tự do đích thực cho họ. Nhân vật của Sếch-xpia là những con người mới của thời đại mới, những con người luôn sống bằng chính trái tim của mình, dám cất lên tiếng nói thể hiện khát vọng của mình, vượt lên mọi thù hận, mọi ràng buộc xã hội. Rô-mê-ô và Giu-li-ét là đại diện tiêu biểu cho những con người ấy.

Trong suốt thời trung cổ, cả châu Âu chìm trong đêm tối của chế độ phong kiến và nhà thờ. Mọi quyền tự do của con người dường như đều bị tước bỏ. Tư tưởng nhân văn cao đẹp của nền văn hoá Hi Lạp – La Mã cổ đại đều bị chìm trong đống đổ nát của những thành tựu văn hoá từng phát triển rực rỡ. Thời cổ đại người ta ngợi ca con người bao nhiêu thì thời trung cổ con người bị vùi dập bấy nhiêu. Phong trào văn nghệ Phục hưng ra đời đã đánh thức khát vọng của con người, đề cao con người và khẳng định con người là cao quý nhất.

Hoàng tử Hăm-lét, nhân vật chính của vở kịch Hăm-lét, đứa con tinh thần yêu quý của Sếch-xpia, đã có một phát ngôn bất tử về con người : “Kì diệu thay là con người, về vẻ đẹp nó sánh ngang với thần thánh, trí tuệ sánh ngang với thượng đế. Con người thật là kì diệu, là trung tâm của vũ trụ, là kiểu mẫu của muôn loài. Con người phải được thoả mãn mọi nhu cầu vốn có như ăn, uống, ngủ, nghỉ, các sinh hoạt trần thế, sự hiểu biết và sự phát triển về mặt trí tuệ”. Phát ngôn này là sự kế tục tinh thần của Prô-ta-gô-rốt, nhà triết học cổ đại Hi Lạp : “Con người là thước đo của vạn vật”, là tư tưởng chung của chủ nghĩa nhân văn trong văn học Hi Lạp cổ đại và cũng chính là tư tưởng chủ đạo của văn học thời Phục hưng. Là tác giả tiêu biểu của văn học Phục hưng Anh, Sếch-xpia đã thể hiện sâu sắc tư tưởng này trong tác phẩm của mình. Sự vĩ đại của Sếch-xpia là sản phẩm của sự kết hợp giữa tài năng, sự hiếu học, sự phát triển rực rỡ của thời đại Phục hưng và hiện thực xã hội Anh cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII. Với sự thắng thế của tinh thần nhân văn chủ nghĩa, văn học Phục hưng giai đoạn đầu luôn vui tươi và tràn đầy tinh thần lạc quan. Nhưng đến giai đoạn sau, tinh thần lạc quan ấy giảm dần bởi sự hiện hữu lạnh lùng của những quan hệ tư sản mới. Những mâu thuẫn giữa lí tưởng cao đẹp và hiện thực xã hội đầy phức tạp của buổi giao thời giữa phong kiến và tư bản đã để lại dấu ấn rất đậm nét trong sáng tác của các nhà văn Phục hưng. Và Sếch-xpia là đại diện tiêu biểu nhất.

Sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Sếch-xpia cũng có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, trước năm 1600, sáng tác của nhà văn mang âm hưởng lạc quan, đây là thời kì của những vở hài kịch. Giai đoạn sau, từ năm 1600 trở đi, chủ yếu ông sáng tác bi kịch. Vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét viết khoảng 1594 đến 1595, có thể coi là gạch nối tư tưởng hai giai đoạn sáng tác của ông. Tuy là một bi kịch tình yêu, kết thúc là cái chết của hai nhân vật chính nhưng vở bi kịch này không để lại âm hưởng thê thảm như những vở bi kịch ở giai đoạn sau.

Về Đầu Trang Go down
 

Uy-li-am Sếch-xpia

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thầy giáo làng :: Bài học :: Lớp 11 :: Tình yêu và Thù hận-Sếchxpia-
free counters
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất