Thầy giáo làng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thầy giáo làng

Diễn đàn của thầy giáo Đoàn Ngọc Khánh
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tên: thầy giáo làng
Số Bài Post :129 Số bài - 65%
Tên: hoanganh
Số Bài Post :39 Số bài - 20%
Tên: dnk2011
Số Bài Post :18 Số bài - 9%
Tên: Old
Số Bài Post :7 Số bài - 4%
Tên: cogiaolang
Số Bài Post :4 Số bài - 2%
Tên: Admin
Số Bài Post :3 Số bài - 2%
Các bài gửi mới nhất Reload
Thủ ảnh tràn lề
Đang tải dữ Liệu
Old
Old
Old
Old
Old
Old
cogiaolang
hoanganh
Tình nghĩa trong ca dao
Đang tải dữ Liệu
hoanganh

Share
 

 Cảm nhận về BÀI CA NGẤT NGƯỞNG - NGUYỄN CÔNG TRỨ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
thầy giáo làng

thầy giáo làng

Tổng số bài gửi : 129
Join date : 21/11/2011

Cảm nhận về BÀI CA NGẤT NGƯỞNG - NGUYỄN CÔNG TRỨ Empty
Bài gửiTiêu đề: Cảm nhận về BÀI CA NGẤT NGƯỞNG - NGUYỄN CÔNG TRỨ   Cảm nhận về BÀI CA NGẤT NGƯỞNG - NGUYỄN CÔNG TRỨ I_icon_minitimeMon Dec 05, 2011 9:54 am


Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, xuất thân trong một gia đình nền nếp gia phong. Mặc dù có tài nhưng Nguyễn Công Trứ theo đuổi nghiệp khoa cử đến năm 42 tuổi mới đỗ đạt. Sau đó ông làm quan cho nhà Nguyễn, nhưng tính tình phóng khoáng, thích tự do nên cuộc đời quan trường khá lận đận. Nguyễn Công Trứ là nhà nho yêu nước thương dân. Ông để lại khoảng 50 bài thơ, hơn 60 bài ca trù và một bài phú nổi tiếng Hàn nho phong vị phú. Các sáng tác của ông chủ yếu viết bằng chữ Nôm.

Bài ca ngất ngưởng thuộc thể hát nói, được sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do nhàn tản. Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường. Bài thơ là sự ý thức rất rõ tài năng và nhân cách sống của một nhà nho có tài, có nhân cách.

Ngất ngưởng là một từ láy tượng hình vốn được dùng chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định. Ở bài thơ này, từ ngất ngưởng được dùng với nghĩa chỉ sự khác thường, vượt lên thói thường, coi thường dư luận. Ngoài nhan đề, từ ngất ngưởng được nhắc đi nhắc lại 4 lần ở cuối các khổ thơ trở thành một biểu tượng cho một phong cách sống, thái độ sống vượt thế tục, một lối chơi ngông thách thức xung quanh trên cơ sở nhận thức rõ tài năng và nhân cách cá nhân.

Sau khi cởi mũ, cáo quan ra khỏi cuộc sống bó buộc chốn quan trường bon chen, Nguyễn Công Trứ có những hành vi kì quặc, lập dị đến ngất ngưởng. Người ta cưỡi ngựa đi giao du thiên hạ thì ông cưỡi bò, lại còn đeo cho một cái đạc ngựa khiến cả chủ lẫn tớ đều ngất ngưởng. Đi thăm thú cảnh chùa mà vẫn đeo kiếm cung bên người và mang theo “một đôi dì". Rõ ràng trong bộ dạng từ bi, Nguyễn Công Trứ vẫn vương đầy nợ trần, vẫn đèo bòng đằng sau mấy bóng giai nhân. Cốt cách của một khách tài tử, văn nhân chính là ở đó... Đó là lối sống phá cách của một con người thích làm những chuyện trái khoáy ngược đời để ngạo đời, thể hiện thái độ và khát vọng sống tự do tự tại.

Không bận tâm đến những lời khen chê, những chuyện được mất. Đó là một quan niệm sống, triết lí sống phóng khoáng tự do, thoát khỏi vòng danh lợi tầm thường. Coi sự được mất là lẽ thường tình, ông đã ra khỏi vòng danh lợi để sống thảnh thơi, tự do, tự tại để hưởng mọi lạc thú, cầm, kì, thi, tửu, giai nhân giữa cuộc đời trần thế một cách thoả thích.

Nhà thơ đã vận dụng nghệ thuật tương phản, đặt những cái đối lập nhau để thể hiện thái độ ngất ngưởng của mình.

Nhân vật trữ tình xuất hiện trong tác phẩm là một con người có cá tính ngông, một con người đầy tự tin, yêu thích cuộc sống tự do tự tại, coi thường danh lợi. Con người ấy tự tin vào tài năng và tin tưởng vào quan điểm sống của mình nên đã rất bản lĩnh vượt lên trên thói thường cuộc đời để sống và làm điều mình thích. Nhưng dù ngất ngưởng, ngông ngạo đến đâu, ông vẫn ý thức rất rõ trách nhiệm của mình đối với cuộc đời. Vì thế, sau những phút giây cao hứng, thả mình phóng túng cùng trời đất tự do, ông vẫn không quên tự nhắc : “Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”. Tư tưởng ấy không hề mâu thuẫn với cái ngông ngạo, ngất ngưởng của ông. Trên thực tế, Nguyễn Công Trứ là một nhà nho có trách nhiệm với đất nước. Tuy cuộc sống quan trường gặp nhiều lận đận nhưng ông vẫn luôn một lòng trung thành với triều đình. Dù ham cuộc sống tự do phóng túng nhưng ông vẫn nhiệt tình thực hiện trách nhiệm quân thần.

Cá tính sáng tạo của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở chỗ nhà thơ sử dụng khá nhiều khẩu ngữ trong bài thơ. Điều này tạo nên tính chất sống động, gần gũi, hóm hỉnh cho thể hát nói. Các từ ngữ mang tính chất khẩu ngữ : ông, tay, vào lồng, một đôi dì, nực cười, phường, kìa núi nọ phau phau mây trắng, nên dạng, chẳng... cũng... cũng góp phần khắc hoạ rõ nét tâm hòn tự do, khoáng đạt và thái độ tự tin của tác giả.


Về Đầu Trang Go down
 

Cảm nhận về BÀI CA NGẤT NGƯỞNG - NGUYỄN CÔNG TRỨ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết liên quan


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thầy giáo làng :: Bài học :: Lớp 11 :: Bài ca ngất ngưỡng-Nguyễn Công Trứ-
free counters
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất